10 lỗi lầm hay gặp với các bạn lập trình viên

Ngày ra trường mình cũng viết code từa lưa xưa bưa ra. Kiểu viết xong chạy là được, không cần biết code đã tối ưu hay chưa. Nhưng với kinh nghiệm và trình độ lúc ra trường thì cũng chả biết được thế nào là tối ưu, thế nào là đẹp, đành nhờ các anh đi trước chỉ dẫn. Nhưng không phải ai cũng may mắn gặp được những người như vậy, nên tự học vẫn là chìa khóa trong ngành phần mềm [mà thật ra ngành nào cũng vậy =)]. Các cuốn sách mà giới chuyên gia hay khuyên mọi người nên đọc, mình gợi ý lại vài cuốn:

Clean Code
The Clean Coder
Effective Java (cho các bạn đang theo Java)
Refactoring: Improving the Design of Existing Code

Các cuốn sách này thật ra rất khó đọc, cầm cuốn sách đọc từ đầu tới cuối thì .. 2 ngày là nản [với mình =)]. Mình khuyên các bạn áp dụng nó vào lúc các bạn đang coding, đọc và ghi nhớ mục lục của cuốn sách, vừa code vừa tham khảo từ sách ra thì các bạn sẽ nhớ lâu hơn. vd: các bạn coding để bắt (catch) exception, các bạn tự hỏi không biết mình code vậy tối ưu chưa thì lấy cuốn Effective Java phần Exception để xem có vấn đề mà mình cần hay không, các bạn sẽ nhớ lâu đó.

Bài dịch mình lấy từ đây: http://www.pprogramming.com/2016/08/10-programming-mistakes-every-beginner-programmer-make.html , bài viết cũng ngắn thôi các bạn nên đọc qua. Bài viết đề cập đến các bạn lập trình viên mới, nhưng theo mình thì các bạn có nhiều kinh nghiệm vẫn gặp như thường 😀

Chúng ta điều biết đến những tên tuổi lớn trong ngành IT như Bill Gates và Steve Jobs. Nhưng trước khi họ vĩ đại, họ đã từng nhỏ bé. Và tất cả những ai mong ước được như họ cũng phải bắt đầu từ đâu đó. Chúng ta cùng nhìn qua một số sai lầm mà các bạn lập trình viên mới đều mắc phải.

1. Không tự tin
Đầu tiên, đây là lỗi mà hầu hết các bạn tập trình viên mới mắc phải. Biết được mình có làm được điều gì đó hay không là một yếu tố tâm lý ảnh hưởng cao đến hiệu suất của bạn.

2. Định dạng mã lệnh
Định dạng (formatting) mã lệnh phát triển từ từ theo thời gian, hoặc có thể được học trước. Mã lệnh được viết có thể định dạng tốt hoặc ‘dơ’ (messy) và điều đó giúp xác định được bạn là một lập trình viên kinh nghiệm hay chỉ ‘học việc’.

3. Trộn lẫn dạng chữ (Letter Cases, kí tự hoa thường)
Case sensitivity (phân biệt dạng chữ) là điều mà mọi người cần phải giải quyết khi bắt đầu viết mã lệnh. Các ngôn ngữ khác nhau đi theo những cấp độ phân biệt dạng chữ khác nhau.

Mình giải thích chỗ này tí, case sensivity nghĩa là ngôn ngữ đó có phân biệt hoa thường khi bạn viết mã lệnh, cú pháp, khai báo biến, hàm … hay không. ví dụ bạn khai báo biến aA trong java là khác nhau nhưng trong SQL bạn viết select * from abc hay SELECT * from ABC là như nhau.

4. Biến và hàm
Định nghĩa biến và hàm nên được viết một cách đơn giản nhất có thể. Sử dụng tên rút gọn hay viết tắt thì tốt thôi và mọi thứ hoạt động bình thường, nhưng tên đầy đủ có vai trò như tự giải thích về ý nghĩa của biến hay hàm đó và dễ dàng cho những ai đọc mã lệnh của bạn.

5. Chú thích không cần thiết
Khi bạn bắt đầu viết mã lệnh bằng bất cứ ngôn ngữ nào, bạn sẽ được những lời khuyên nên viết chú thích cho các dòng lệnh, giải thích đoạn mã ấy làm gì. Tuy nhiên, rất nhiều các bạn ‘học việc’ quá ‘tăng động’ và bắt đầu bỏ nhiều thời gian để chú thích các đoạn mã lệnh không đáng để chú thích :))

6. Không biết hết khả năng của ngôn ngữ
Khi mới bắt đầu, bạn sẽ khó nhận ra được ngôn ngữ bạn đang sử dụng cung cấp rất nhiều những thư viện hay các chức năng có sẵn. Cố gắng khám giá sâu ngôn ngữ đang dùng, ghi nhớ cách sử dụng chúng thay vì tự viết các đoạn mã lệnh phức tạp.

7. Không phân biệt được ngôn ngữ và framework
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, mỗi ngôn ngữ cung cấp những tiện ích của riêng nó. Biết được nhiều ngôn ngữ, hay sử dụng vài ngôn ngữ trong các framework hay IDE khác nhau sẽ chỉ gây nhiều hiểu lầm và lãng phí thời gian. Chỉ nên sử dụng một ngôn ngữ mà thôi.

8. Không sử dụng công cụ debuging (tìm lỗi)
Nếu bạn là một lập trình viên Java hay C#, bạn cần sử dụng những công cụ debug của chúng. Các công cụ debug cung cấp cho bạn chi tiết bất kỳ hay tất cả các lỗi hiện có trong mã lệnh, cung cấp cách tìm và giải quyết bất cứ lỗi nào tìm thấy trong mã lệnh một cách hiệu quả.

9. Không sao lưu mã lệnh
Tuy không thật cần thiết nhưng rất được khuyến khích cho các bạn mới để nó trở thành một thói quen. Khi bạn viết một vài chương trình, hãy sao lưu nó lại. Khi nó có thay đổi, sao lưu nó lại. Tạo sao lưu cho chương trình sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và khó khăn sau này.

10. Quá tự tin
Ze, bạn đọc đúng rồi đó, quá tự tin. Bởi vì bạn viết cho chương trình chạy tốt mà không có lỗi nào và bạn bè rất ngưỡng mộ bạn, nhưng đừng nghĩ là bạn trùm. Đừng nghĩ bạn biết được tất cả. Ngay cả những chuyên gia đã có hàng thập kỉ kinh nghiệm cũng có thể mắc sai lầm, và bạn cũng thế.

Như các bạn thấy mình dịch khá tệ, dịch từng từ nên khó truyền đạt hết hàm ý của các giả. Mình chỉ cố gắng cung cấp nhiều nhất từ khóa có thể để mọi người tìm kiếm. Mình khuyên các bạn nên đọc bài gốc tiếng Anh.

Got something to say? Go for it!